Nhắc tới Tấn là nhắc tới trò chơi đánh bài được người dân Việt Nam yêu thích và chơi rất nhiều bởi vậy mà hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn đặc biệt là các bạn đang có ý định tìm chơi trò này những thông tin chi tiết nhất của tấn, mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu.
Thứ nhất – những đặc điểm cơ bản
Tấn là một trò chơi đánh bài không được sáng tạo ra bởi người dân nước ta mà nó được sáng tạo ra bởi người dân nước Nga. Tuy nhiên, do trò chơi đánh bài này cũng sử dụng bài tây 52 lá để chơi, nó rất là quen thuộc và ở nhiều nước cũng sử dụng bộ bài này để chơi đánh bài nên trò tấn này đã nhanh chóng được biết tới và chơi ở nhiều nước.
Ở nước ta thì nó đã được du nhập và chơi từ cuối thể kỷ 20 rồi, tới nay thì dù có xuất hiện nhiều trò đánh bài mới hay ho nhưng trò chơi này vẫn còn được yêu thích và chơi rất nhiều.
Đối với trò chơi này thì trong một ván sẽ có 2 tới 4 người chơi tham gia và ngồi đánh bài theo hình vòng tròn; khi chơi tấn họ phải tấn bài cho người bên phải đồng thời đỡ bài tấn của người bên trái.
Thứ hai – quy định của trò Tấn
Khi chơi tấn ngoài những luật chơi ra thì các bạn còn phải tuân thủ thêm một số quy định nữa nhé. Và đó là những quy định nào? Trò tấn sử dụng bài tây có 52 lá để chơi, lá bài 2 sẽ đóng vai trò là lá bài nhỏ nhất còn lá bài át sẽ đóng vai trò là lá bài lớn nhất.
Một bàn chơi tấn sẽ có 2 – 4 người chơi, khi chia bài và đánh bài thì người chơi phải thực hiện theo vòng tròn và theo chiều từ phải qua tới trái. Mỗi ván chơi sau khi được chia bài xong sẽ bốc một lá bài trong mô bài chia còn thừa để xem xem lá bài đó thuộc chất gì và chất đó chính là chất trưởng trong ván chơi này.
Tất cả những lá bài thuộc chất trưởng đó sẽ là những lá bài có thể chặn được cây bài bất kì thuộc chất khác, ví dụ: chất tép là chất trưởng thì lá bài 3 tép cũng chặn được lá bài Át cơ.
Thứ ba – luật chơi của trò tấn
Thông tin tiếp theo mà các bạn cần tìm hiểu đó là: luật chơi của trò đánh bài tấn này. Khi chơi Tấn người chơi cần phải tuân thủ những luật chơi của tấn, bao gồm: người chơi được phép tấn sẽ được đánh những lá bài bất kì trên tay mình, người chơi bị tấn sẽ phải đỡ lá bài đó thì mới được dập bài và tấn người khác;
Nếu không đỡ được thì phải lên lá bài bị tấn; những người chơi còn lại trong ván có quyền góp lá bài để tấn người chơi bị tấn lượt đó. Trong quá trình chơi, nếu người bị tấn hết bài thì họ có thể bốc thêm 8 lá bài nữa để tiếp tục đỡ những lá bài đang tấn chưa được đỡ.
Người chơi đánh và đỡ được hết cá lá bài của đối thủ đầu tiên thì người chơi đó sẽ trở thành người chiến thắng chung cuộc.
Thứ tư – luật bên lề của tấn
Ngoài những luật chơi chính trên thì chơi tấn vẫn có một số luật bên lề mà người chơi phải tuân thủ. Thứ nhất là: người chơi bị thua ván trước sẽ phải hiến một lá bài thuộc chất chủ nhưng lớn nhất cho người chiến thắng của ván trước rồi bốc một lá bài bất kì trên tay người nhất đó.
Thứ hai là: nếu 2 ván chơi có cùng chất chủ sau khi bốc thì người bốc có quyền bốc lá bài khác để đổi chất chủ. Thứ ba là: nếu có người chơi sau khi nhận bài mà không có lá bài nào thuộc chất chủ thì người chơi đó sẽ cho cả làng xem bài và xin họ chia lại cho mình 8 lá bài để có chất chủ, những lá bài cũ sẽ được trộn lại cùng với những lá bài chia còn thừa để chia lại và cho người chơi bốc trong khi chơi.